Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Những tiêu chuẩn để đánh giá thực phẩm sạch

Thực phẩm được coi là sạch cần phải đạt những tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn đánh giá thường gặp như sau:

  1. Tiêu chuẩn VietGAP

Tiêu chuẩn VietGap (hay còn là Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGap bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức và cá nhân cách sản xuất, thu hoạch, sơ chế sản phẩm đảm bảo an toàn. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm chính xác nhất. VietGAP là phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí:

– Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

– Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý.

– Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân.

– Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng.

  1. Tiêu chuẩn GlobalGap

Tiêu chuẩn GlobalGap (hay gọi là Good Agricultura Pratices) là thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp. Được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu cơ bản của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, đồng thời cũng đề cập đến vấn đề an toàn, sức khỏe, phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. Đây là tiêu chuẩn cần các nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm, đảm bảo từ bước canh tác đến khi thu hoạch và chế biến, bao gồm các yếu tố:

– Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ

– Thuốc và hóa chất sử dụng

– Bao bì đóng gói

– Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

  1. Tiêu chuẩn hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ. Đây là tiêu chuẩn nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm với những yếu tố sau:

– Không phân bón hóa học

– Không hóa chất bảo vệ thực vật độc hại

– Không chất kích thích tăng trưởng

– Không hóa chất gây biến đổi gen

Ngoài ra trên thế giới còn có các tiêu chuẩn sau:

  1. USDA Organic

USDA Organic (hay gọi là United States Department of Agriculture) là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. USDA là tổ chức duy nhất ở Mỹ có quyền hạn cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trên nước Mỹ. Tiêu chuẩn này yêu cầu sản phẩm của các nhà sản xuất phải chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Theo tiêu chuẩn này phải đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh… Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm từ lúc ở nông trại đến khi đến tay người tiêu dùng. Bao gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, thuốc, kiểm soát sâu bệnh và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.

  1. Tiêu chuẩn GAA BAP

BAP hay là Best Aquaculture Practices (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) của tổ chức Global Aquaculture Alliance (GAA: Liên Minh Thủy Sản Toàn Cầu). GAA là một tổ chức quốc tế, phi chính phủ và phi lợi nhuận, có mục tiêu chính là giúp nuôi thủy sản có trách nhiệm về mặt môi trường và xã hôi. Đây là một trong các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch được áp dụng phổ biến nhất ở châu Á và châu Mỹ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đáp ứng tiêu chuẩn này giúp thủy sản trong nước có thể thông quan xuất khẩu dễ dàng.

  1. EU Organic Farming

Đây là tiêu chuẩn hữu cơ của Uỷ Ban Liên Minh Châu Âu có giá trị trên hơn 47 quốc gia trên thế giới, tiêu chuẩn hữu cơ này được tin cậy và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ này có giá trị không chỉ tại nước được cấp chứng nhận mà còn được công nhận rộng rãi tại Mỹ, EU và các nước khác trên thế giới. Để có được chứng nhận trồng rau hữu cơ thì khu đất trồng phải là đất sạch, nước sạch, trang trại phải trang bị máy lọc nước cho vào hồ chứa để tưới rau. Phân bón được lấy từ phân bò, con bò cũng phải được nuôi ăn thức ăn hữu cơ, đối phó sâu bệnh mà không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản, không chứa chất phụ gia và thành phần biến đổi gen.

Leave a comment