Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới đã tạo được tiếng vang, nhất là các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông sản, trái cây nhiệt đới đặc trưng của khí hậu nước ta và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nông sản Việt Nam đã chinh phục được những thị trường khó tính như EU, với trữ lượng lớn có thể cung ứng cho những thị trường yêu cầu cao như Trung Quốc. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam giữ vị trí hàng đầu về xuất khẩu thế giới như cà phê, gạo, chè, hạt điều…
Với lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh với nông sản quốc tế.
Hội nhập quốc tế và những lợi thế của nông sản Việt
Hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, xuất khẩu nông sản sang các nước khác.
Với quy mô đầu tư vào nông nghiệp ngày càng nhiều của các doanh nghiệp hiện nay, tập trung vào vận hành các khẩu từ sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông sản, ngoài ra doanh nghiệp còn đẩy mạnh, nhanh nhạy, uyển chuyển trong xúc tiến thương mại, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang Châu Âu…ngay khi nhận thấy sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Lợi thế trong sản xuất
Là quốc gia nằm trong vùng nội chí tuyến, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, sản xuất nông nghiệp. Với mức tăng trưởng bình quân đạt 3.5%/năm, mức cao ở khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau khoảng thời gian thiếu lương thực kéo dài năm 1989, Việt Nam đã dần vươn mình thành quốc gia xuất khẩu nông sản trên thế giới.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế để phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện tại, năng suất lúa của Việt Nam đang cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và 1,5 lần so với Ấn Độ; trở thành quốc gia có chỉ số bền vững an ninh lương thực cao hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á.
Lợi thế trong xuất khẩu
Đã hoàn thành ký kết nhiều hiệp Thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Cùng với nâng cao năng lực cung cấp và mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện, Việt Nam đang dần trở thành nhà cung cấp lớn trên thị trường Nông lâm thủy sản toàn cầu, khẳng định vị trí trên thị trường Thương mại quốc tế.
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam đối mặt với rất nhiều thách thức lớn như dịch COVID, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi. Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự nổ lực của toàn ngành và người dân, Việt Nam không những đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vượt các nước như Thái Lan, Ấn Độ về xuất khẩu gạo (đạt 3.5 tỷ USD năm 2022).
Các mặt hàng như thủy sản, rau quả, cây công nghiệp, đồ gỗ… cũng đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc xuất khẩu sang được gần 200 thị trường, trong đó có những thị trường giá trị cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đã đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Hội nhập quốc tế – Hiệp định Thương mại quốc tế (FTA)
Họat động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông sản trong nước, cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và phát triển mối quan hệ đa phương, hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới. Thời gian qua, thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại, Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh, đồng thời nhập khẩu những nông sản chưa có thế mạnh.
Nhờ vào những lợi thế này, nông sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Goc-Farm Team